Đăng nhập

Tin công nghệ

Công nghệ lọc nước RO-Side Stream trên máy lọc nước AO. Smith có gì khác biệt?

Lượt xem : 1362
Nhiều người tiêu dùng khi lựa chọn máy lọc nước thường e ngại các máy lọc nước RO vì thấy rằng công nghệ lọc RO cần dùng điện và có nước thải. Tuy nhiên, sự ra đời của công nghệ RO – Side stream đã hạn chế tối đa những nhược điểm này, tối ưu hóa hiệu suất sử dụng máy lọc nước cho người tiêu dùng.

Công nghệ lọc RO được phát minh ở Mỹ từ nhiều năm trước để dành cho lĩnh vực hàng hải, quân đội. Mãi đến sau này công nghệ RO mới được ứng dụng rộng rãi phục vụ cho đời sống và sản xuất trong xã hội.

Màng lọc RO (Reverse osmosis) với ý đây là cơ chế lọc thẩm thấu ngược, nó ngược với các cơ chế lọc thẩm thấu thông thường khác như lõi lọc dạng gốm Ceramic, lọc Nano và lọc UF không dùng điện, không có nước thải mà ta thường thấy ở các bình lọc nước hoặc các thiết bị lọc nước giá rẻ xuất hiện nhiều trên thị trường.

Các loại màng lọc này thường ở dạng lưới lọc với mao quản kích cỡ nhỏ, để ngăn chặn các chất bẩn một cách hiệu quả. Tuy nhiên hạn chế của nó là không thể loại bỏ được các thành phần độc hại, các chất ô nhiễm vì cấu trúc phân tử của chúng quá bé và không thể bị ngăn chặn được hoàn toàn nếu chỉ dùng nguyên lý lọc thông thường này. Do đó, không tạo ra được một nguồn nước sạch tuyệt đối.

 

Phân loại công nghệ lọc màng theo kích thước mao quản của màng

 

Về lý thuyết, màng lọc RO hoạt động trên cơ chế chuyển động của các phần tử nước nhờ áp lực nén của máy bơm cao áp tạo ra một dòng chảy mạnh chỉ cho nước tinh khiết đi qua (đây là quá trình phân ly ngay trong chính dòng nước nhờ áp lực), đồng thời đẩy các thành phần hóa học, các kim loại, tạp chất..có trong nước được đưa ra ngoài theo đường nước thải.

 

Màng lọc RO thông thường và  màng lọc RO công nghệ Side Stream với nước cấp vào 2 đầu lõi lọc 

 

Trong khi đó các phân tử nước thì lọt qua các mắt lọc nhỏ cỡ 0,001 micromet nhờ áp lực để thành nước tinh khiết. Còn các thành phần hóa chất kim loại, vi khuẩn hầu như bị ngăn lại. Vì thế, màng lọc thẩm thấu ngược thường được chế tạo bằng những vật vật liệu đặc biệt để hoạt động theo nguyên lý trên.  

Với cơ chế lọc như vậy, bình thường màng lọc RO loại bỏ được khá nhiều các kim loại nặng, các loại vi khuẩn. Nói chung, thiết bị lọc nước sử dụng công nghệ này có thể dùng để uống nước ngày mà không cần phải đun sôi, diệt khuẩn. Kiểm nghiệm thực tế khi dùng màng lọc RO người ta thấy tất cả các chất nguy hại, hoá chất tìm thấy trong nước ngầm, nước sông, nước mặt, nước bị nhiễm bẩn đã bị loại bỏ.

Ngoài ra, RO cũng loại bỏ được tất cả những sản phẩm sản xuất từ chlorine ( chất dễ gây ung thư cho người) khi nó được sử dụng để khử trùng nước. Tuy nhiên, các bình lọc nước dùng công nghệ RO trên thị trường hiện nay thường có nhược điểm là gây tốn quá nhiều nước.

Đưa 10 lít nước vào để lọc chỉ thu được khoảng trên 2-3 lít nước tinh khiết, lượng nước thải đã chiếm tới 70-80%. Hơn nữa, việc xử lý nguồn nước do ô nhiễm tự nhiên với Asen, nhiễm nước thải mà một số địa phương gặp phải như ở Hà Nội thường chưa triệt để.

 

Công nghệ RO Side-Stream siêu tiết kiệm

 

Với đường kính các lỗ trên màng lọc nhỏ gấp 10 lần so với màng lọc Nano (chỉ 0.0001μm), công nghệ lọc nước RO giúp loại bỏ hoàn toàn các chất ô nhiễm, thuốc trừ sâu, diệt cỏ, kim loại nặng và các chất lơ lửng, dung môi công nghiệp tồn dư trong nước máy. Có thể khẳng định, so với các công nghệ lọc nước khác bao gồm cả MF, UF hay Nano, nước từ máy lọc RO là loại nước tinh khiết nhất.

Tuy nhiên, do đường kính lỗ màng lọc rất nhỏ nên các máy lọc nước RO thường yêu cầu áp suất nước lớn, đòi hỏi phải dùng điện để lắp bơm tăng áp. Không những vậy, công nghệ RO truyền thống cho ra nước thải với tỉ lệ nước tinh khiết:nước thải lên tới 1:3 (để thu được 1 cốc nước tinh khiết, cần bỏ đi 3 cốc nước thải.)

Hai đặc điểm này khiến nhiều người băn khoăn khi so sánh RO với các công nghệ không phải dùng điện và không có nước thải khác như MF (Micro Filtration -Vi lọc), UF (Ultra Filtration – Siêu lọc) và Nano. Mặc dù ít lãng phí không đồng nghĩa với ít rủi ro nhưng đây cũng là một yếu tố khiến người tiêu dùng nghĩ rằng công nghệ RO không ưu việt như các công nghệ lọc nước còn lại.

 

Nhược điểm của công nghệ RO truyền thống đã được khắc phục như thế nào?

Với mong muốn mang lại hiệu quả tối ưu cho người dùng, thương hiệu Mỹ danh tiếng A.O.Smith với 140 năm kinh nghiệm đã tìm ra cách khắc phục được những nhược điểm của công nghệ RO truyền thống và cho ra đời công nghệ lọc tiên tiến RO-Side Stream – được ví như chuẩn mực mới của máy lọc nước RO.

 

 

Công nghệ RO-Side Stream được phát minh và cấp bằng sáng chế độc quyền tại Mỹ cho A.O.Smith. Nhờ có RO-Side Stream, lượng nước thải đã được giảm thiểu tối đa so với các công nghệ lọc RO thông thường, từ tỉ lệ 1:3, giờ đây để thu được 1 cốc nước tinh khiết, bạn chỉ mất 1 cốc nước thải (1:1). Không những vậy, màng RO được nâng cao tuổi thọ gấp 1.5 lần. Hiện tại, màng lọc RO-Side Stream của A.O.Smith có tuổi thọ lên tới 3 năm, giúp giảm thiểu chi phí bạn phải bỏ ra để nhận về một lít nước tinh khiết.

Không những vậy, với một đường nước vào, dòng chảy chậm, công suất lọc của các máy lọc áp dụng công nghệ RO truyền thống chỉ vào khoảng 10l/h. Do đó, với nhu cầu sử dụng thông thường của một hộ gia đình 4 người như rửa rau sống, tráng vật dụng , sơ chế thực phẩm cho bé, lại vừa đun nấu, chắc chắn nước tinh khiết không đáp ứng liên tục, vì cần đợi đến gần 30 phút để có đợt nước tinh khiết mới và sử dụng. Hiện tượng này cũng được A.O.Smith khắc phục với các máy có công suất lọc vượt trội 12l/h, thậm chí lên tới 94l/h. Ngay cả khi gia đình có những bữa tiệc đông người, nhu cầu về nước tinh khiết vẫn đủ để đáp ứng tiêu chuẩn an toàn và vệ sinh.

Như vậy, công nghệ tiên tiến đã giúp giảm thiểu, thậm chí loại bỏ, các nhược điểm thường thấy của màng lọc RO. Trong tương lai, với những cải tiến mới, chắc chắn công nghệ lọc RO-Side Stream sẽ được sử dụng rộng rãi nhờ mang lại những hiệu quả hơn nữa cho người tiêu dùng.

Các sản phẩm AO. Smith được ưu ái sử dụng tại đây

Vui lòng liên hệ DigiCity để có giá tốt nhất. Hotline 19006662.

Link Fanpage tại đây

 


Các bài viết khác